Xe đạp địa hình

Xe đạp địa hình tên tiếng anh là mountain bike (MTB) là mẫu xe được thiết kế chuyên dụng để vượt nhiều loại địa hình như: băng đồng, leo đồi, đổ dốc… Ngoài ra nhờ sự tiện dụng và dễ sử dụng xe đạp địa hình còn được yêu thích sử dụng như một mẫu xe đạp thể thao rèn luyện sức khỏe của đại đa số người dùng. Cùng tìm hiểu chi tiết về mẫu xe này trong bài viết này nhé.

xe đạp địa hình
Xe đạp địa hình được thiết kế đặc biệt dùng để vượt địa hình

Xe đạp địa hình có đặc điểm gì khác so với các mẫu xe đạp khác

Khung sườn chắc chắn

Xe đạp MTB được thiết kế để phù hợp với điều kiện địa hình phức tạp có thể chịu nhiều va đập và lực tác động trong quá trình vận hành vậy nên cần một bộ khung sườn chắc chắn. Ngoài ra để tăng khả năng bám đường cũng như hạ thấp trọng tâm giúp xe di chuyển ổn định hơn phần khung cũng có trọng lượng nặng hơn so với các dòng xe đạp khác.

khung sườn xe đạp địa hình
Khung sườn xe đạp địa hình chắc chắn, chịu được va đập mạnh

Với các dòng xe đạp địa hình giá rẻ khung sườn thường được làm bằng hợp kim thép cacbon vừa đảm bảo sự cứng chắc vừa giúp giảm giá thành xe. Ưu điểm của hợp kim thép là cứng hơn, chịu va đập tốt hơn so với khung hợp kim nhôm nhưng nặng hơn và dễ bị han gỉ nếu không được bảo quản kỹ.

Các dòng xe đạp địa hình cao cấp thì thường lựa chọn sử dụng hợp kim nhôm để làm khung sườn giúp giảm trọng lượng và tăng độ bền. Ưu điểm lớn nhất của khung hợp kim nhôm là có trọng lượng nhẹ, dễ gia công và tạo hình đặc biệt không bị han gỉ dưới mọi điều kiện thời tiết. Nhược điểm là có giá thành cao và khả năng chịu lực kém hơn so với khung thép.

Giảm sóc trước hoặc sau

Trên chiếc xe đạp địa hình giảm sóc đóng một vai trò vô cùng quan trọng không thể không có trên mọi chiếc xe đạp địa hình. Với vai trò hấp thụ phần lớn chấn động giúp xe di chuyển em ái trên mọi loại địa hình, trợ giúp người lái điều khiển xe một cách dễ dàng và chính xác hơn.

Giảm sóc trước xe đạp địa hình
Xe đạp địa hình được trang bị hệ thống giảm sóc trước, sau giúp hấp thu chấn động

Gần như 100% các mẫu xe địa hình đều được trang bị 2 phuộc giảm sóc trước được gắn chặt vào càng xe có thể là loại giảm sóc dầu hoặc giảm sóc khí. Giảm sóc dầu thường cứng hơn biên độ hành trình cũng nhỏ hơn so với giảm sóc khí nhưng lại ít hỏng hóc và bảo dưỡng cũng dễ hơn so với giảm sóc khí. Các mẫu xe đạp thể thao địa hình còn được trang bị thêm bộ phận khóa giảm sóc để sử dụng linh hoạt trên cả đường địa hình và đường bằng hiệu quả.

Các dòng xe đạp địa hình có yêu cầu cao hơn về hệ thống giảm sóc còn có thể trang bị thêm 1 hoặc 2 giảm sóc phía sau giúp hấp thụ nhiều chấn động hơn giúp xe di chuyển êm ái hơn. Các dòng xe đạp đổ đèo, đổ dốc đứng thường được trang bị thêm 1 giảm sóc phía sau, loại giảm sóc này thường là loại giảm sóc lò xo kết hợp 1 pítong dầu nhỏ.

Hệ thống truyền động mạnh mẽ

Hệ thống truyền động xe đạp địa hình mạnh mẽ
sử dụng hệ thống truyền động đa cấp giúp tối ưu khi di chuyển trên mọi loại địa hình

Hệ thống truyền động trên xe đạp địa hình được ví như trái tim vậy không cần nhanh chỉ cần đủ mạnh mẽ để đưa chiếc xe đạp có thể chinh phục mọi loại địa hình. Không quá ưu tiên các dải tốc độ nhanh với tỉ số chuyển động nhỏ xe đạp mtb hướng tới các dải tốc độ thấp có tỉ số chuyền động lớn giúp xe băng địa hình tốt hơn nhẹ nhàng hơn.

Tùy vào đặc điểm và mục đích sử dụng của từng loại xe đạp địa hình khác nhau được trang bị hệ thống truyền động khác nhau phổ biến bao gồm: 11 – 22 – 24 tốc độ. Hầu hết được chế tạo bằng vật liệu thép không gỉ có khả năng chịu mài mòn cao và vận hành tốt dưới mọi điều kiện môi trường và thời tiết.

Lốp to, nhiều gai

Lốp xe đạp địa hình
Sử dụng lốp to và nhiều gai nhỏ giúp xe bám đường hơn, an toàn hơn

Để tăng lực bám đường cũng như sự an toàn khi sử dụng xe đạp địa hình được trang bị loại lốp to rộng bao gồm nhiều gai và các rãnh nhỏ giúp tăng ma sát. Được chế tạo từ loại cao su có khả năng chống mài mòn tốt thường là loại lốp không săm giúp xe di chuyển được trên nhiều loại địa hình và không bị xuống hơi khi xăm bị thủng.

Để tăng độ bền và hạn chế hiện tượng bị xuống hơi một cách triệt để hơn bạn có thể sử dụng thêm keo tự vá để lấp đầy những khoảng trống khi lốp xe bị đâm thủng. Bạn nên sử dụng loại keo chính hãng để tăng độ bền cũng như keo không bị khô ảnh hưởng tới chất lượng lốp.

Tay lái ngang dễ điều khiển

Tay lái xe đạp địa hình
Sử dụng loại tay lái nằm ngang dễ điều khiển và tiện dụng

Xe đạp MTB sử dụng loại tay lái thẳng nằm ngang với tay phanh và tay đề trước sau được trang bị đầy đủ 2 bên trái phải giúp người điều khiển xe dễ dàng phanh và sang số. Tay lái có thể được làm bằng thép hoặc hợp kim nhôm có phần tay lái được bọc nhựa hoặc cao su mềm giúp việc lái xe trở nên dễ dàng và thoải mái nhất.

Tay lái được bắt chặt vào phần càng xe bằng hệ thống ốc và nẫy có thể tháo dời giúp dễ dàng trong quá trình vận chuyển và thay thế.

Phanh đĩa cơ hoặc dầu

Phanh đĩa xe đạp địa hình
Sử dụng phanh đĩa hiệu suất cao trên cả bánh trước và sau xe đạp địa hình

Xe đạp địa hình được thay thế hoàn toàn hệ thống phanh vành truyền thống thành loại phanh đĩa cơ hoặc phanh đĩa dầu giúp tăng hệ số an toàn khi lái xe đặc biệt là khi xuống dốc cao. Cấu tạo của phanh đĩa gồm phần má phanh được bắt chặt với phần địa phanh thép được đục lỗ tổ ong giúp tăng khả năng thoát nhiệt giúp phanh hoạt động dưới cường độ cao mà không bị nóng.

Phanh đĩa có thể hoạt động dưới mọi điều kiện thời tiết và môi trường như: trên cát, trên tuyết, trên bùn lầy… Phanh sẽ không bị kẹt và bó cứng vì không bị mắc các vật cản như phanh vành truyền thống.

Phanh đĩa dầu còn được hỗ trợ hệ thống trợ lực giúp giảm lực bóp phanh tới 60% nhưng tăng độ bám lên tới 70% nên có thể sử dụng tốt cho cả phụ nữ.

Phân biệt các dòng xe địa hình (MTB) phổ biến

Xe đạp địa hình dòng Cross Country (XC)

Xe đạp địa hình dòng Cross Country

Cách nhận biết Các mẫu xe này thì nó chỉ có trang bị 1 phuộc trước với hành trình trượt của phuộc dao động từ khoảng 80-100-120 mm . Và bộ truyền động thì XC thường sẽ trang bị 2 hoặc 3 dĩa trước và 7-8-9-10 líp sau. Không trang bị phuộc sau.

Dải tốc độ của xe sẽ rất lớn vì dòng xe này sử dụng trong địa hình vừa leo vừa đổ dốc nhẹ chủ yếu là leo nhiều.

Mục đích sử dụng phù hợp: Xe chủ yếu sử dụng ở địa hình đồng bằng, vượt đá và các chướng ngại vật nhỏ nên không cần trang bị phuộc sau chỉ cần giảm chấn phía trước là đủ. Việc không trang bị phuộc sau khiến tốc độ người đạp tăng lên nhiều vì động năng không bị phuộc sau hấp thụ.

Xe đạp địa hình dòng Trail

xe đạp địa hình dòng Trail

Đặc điểm nhận dạng: Trang bị phuộc trước có hành trình dao động vào khoảng 120 đến 140mm và 1 phuộc sau. Bộ truyền động dòng Trai sử dụng 1 dĩa trước gắn kèm phụ kiện giữ xích giúp kết nối giữa dĩa và xích ổn định với những va đập mạnh trên những cung đường xấu và 9-10-11 líp sau. 

Mục đích sử dụng: Sử dụng để leo dốc và đổ đèo: leo khoảng 40% và độ dốc khoảng 60% . Thụt sau sẽ giúp cho Trai đáp ứng được các địa hình đổ dốc và các địa hình nặng hơn là sử dụng XC mà về mức độ leo thì Trai sẽ không bằng XC

Xe đạp địa hình dòng All Mountain – ENDURO

xe đạp địa hình dòng All Mountain

Đây là dòng xe địa hình chuyên nghiệp được sử dụng trọng rất nhiều giải đua lớn trên thế giới.

Đặc điểm nhận dạng: Phuộc trước có hành trình giao động khoảng từ 140 tới 170mm. Bộ truyền động gồm 1 dĩa trước có đầy đủ phụ kiện bao gồm giữ xích và bộ tăng xích giúp xích luôn “bám chặt” vào dĩa trên mọi địa hình. Phuộc sau dài hơn, êm hơn sao với các dòng xe khác.

Mục đích sử dụng: Xe chuyên dùng để đổ đèo là chính có thể dùng để leo đèo nhưng với độ dốc thấp và quãng ngắn: leo khoản 20% và đổ dốc khoảng 80%. Xe nặng và đầm giúp giảm trọng tâm khiến xe ổn định trên dải vận tốc lớn và địa hình xấu khi đổ đèo.

Xe đạp địa hình bánh to (bánh bèo)

xe đạp địa hình bánh béo

Đặc điểm nhận dạng: Trang bị 2 bánh có đường kính rất lớn lên tới 4.8 inch (tương đương 12,2 cm), phuộc nhún phía trước thiết kế dạng đơn khá lạ mắt. Hệ thống truyền động gồm 1 dĩa trước và 6-7-8-9 dĩa sau.

Mục đích sử dụng: Xe sản xuất chuyên dùng cho các địa hình có độ lún lớn như: trên cát, trên sình lầy, trên tuyết…